Tại buổi tham quan, hỏi kinh nghiệm về phát triển sản xuất, thâm canh chè, Mắc ca tại huyện Tam Đường, Tân Uyên các đại biểu được thăm quan và trao đổi kinh nghiệm phát triển vùng chè xã Bản Bo, huyện Tam Đường, đây là vùng chè lớn nhất của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Xã Bản Bo, huyện Tam Đường đưa cây chè vào trồng từ năm 2011, với 16 ha, mới đầu đưa vào trồng xã cũng gặp muôn vàn khó khăn, nhân dân không mặn mà với cây chè. Trước thực trạng đó, xã Bản Bo, huyện Tam Đường đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa cây chè vào sản xuất nâng cao đời sống; Cử cán bộ xuống 3 cùng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm để hướng dẫn nhân dân trồng chăm sóc chè; Vận động cán bộ, đảng viên làm trước để nhân dân thấy hiệu quả làm theo. Sau 3 năm đưa vào gieo trồng, cây chè cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bà con nhân dân Bản Bo tiếp tục nhân rộng diện tích trồng chè; Đến nay, xã Bản Bo trồng được gần 1000 ha chè, chủ yếu là chè Kim Tuyên, Phúc Tuyên, Bát Tuyên, 100% diện tích trồng chè sạch, sản lượng 1000 tấn/măm, mỗi năm trừ chi phí mỗi thu hoạch trên 60 triệu đồng/ha, cây chè đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo của xã bản Bo. Để phát triển vùng chè sạch, xã Bản Bo đã thành lập các nhóm theo khu vực để quản lý. Phối hợp với nhà máy chè Tam Đường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các công tác trồng, chăm sóc, quy trình dùng thuốc bảo vệ thực vật; Thực hiện tốt các cơ chế chính sách, hỗ trợ và trách nhiệm đối nhóm trưởng. Từ đó, nhân dân luôn chấp hành tốt quy trình sản xuất chè sạch, nâng cao chất lượng và giá trị của cây chè. Cùng với trồng chè, xã Bản Bo còn vận động nhân dân trồng cây mắc ca xen chè. Đến nay, cây Mắc ca đưa vào trồng được 8 năm, mỗi năm 01 cây mắc ca cho thu từ 900 nghìn đến 1 triệu đồng, mỗi ha cho thu về từ 50 - 60 triệu đồng/năm.
Cùng ngày, đoàn đã đến tham nhà máy chè Tam Đường; Nhà máy chè Tam Đường chuyên sản xuất 12 loại chè, trong đó có 8 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP: đó là chè Olong, chè đông phương mỹ nhân, chè sencha….đáp ứng nhu cầu hưởng thụ chè của tất cả các tần lớp nhân dân. Các sản phẩm chè của nhà máy được xuất đi các thị trường khó tính như : Nhật Bản, Hồng Công…Để khuyến khích nhân dân trồng chè làm vùng nguyên liệu cho nhà máy; Nhà máy thực hiện tốt công tác hướng dẫn nhân dân trồng, chăm sóc, bón phân, dùng thuốc bảo vệ thực vật, làm chè sạch, thu mua, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cho nông dân với giá ổn định.
Trong dịp này, đoàn đã đến thăm vùng chè của thị trấn Tân Uyên, mô hình trồng chè của anh Lê Duy Phúc, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, đây là mô hình trồng chè lớn nhất huyện Tân Uyên, với quy mô 5 ha, thăm quan mô hình trồng và chế biến cây Macca Thị trấn Tân Uyên và nhà máy chè Tân Uyên.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chúng tôi trên mạng xã hội