Để đạt mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 đặt ra, Hội LHPN huyện luôn chủ động nắm bắt những khó khăn, hạn chế từ cơ sở; tổ chức giao ban để cùng trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ; Bám sát vào các mục tiêu, chỉ tiêu, đồng thời căn cứ thực tế tại các địa phương để xây dựng chương trình hoạt động hiệu quả; phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội. Hội xác định chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình, trong đó lực lượng nòng cốt là cán bộ từ thôn, bản, người có uy tín, phụ nữ, trẻ em trong cộng đồng tham gia, là những người đi đầu trong thay đổi những nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ những hủ tục, văn hóa lạc hậu.
Ra mắt mô hình tổ truyền thông cộng đồng.
Năm 2023, Hội LHPN huyện đã tổ chức được: 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực thực hiện bình đẳng giới tại 2 xã với khoảng 200 người tham gia; 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý Tổ truyền thông cộng đồng với 200 thành viên/12 xã. Ra mắt 39 tổ truyền thông cộng đồng thuộc 14 xã khó khăn, xã có thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện với tổng số 390 thành viên; tổ chức truyền thông tại 39 tổ thu hút 4.000 lượt người tham gia. Nâng tổng số tổ truyền thông cộng đồng trên địa bàn huyện là 50 tổ với hơn 500 thành viên, hoàn thành 100% kế hoạch. Phối hợp cùng Huyện Đoàn và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức cho thanh thiếu nhi tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề "Lắng nghe con nói” tại 14/14 xã. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được 85 tranh vẽ, 12 video, trong đó có 6 tranh vẽ, 1 video được trao giải tại huyện; chọn 16 tranh vẽ, 05 video gửi tham gia vòng thi cấp Tỉnh. Tổ chức 14 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn/bản tại 14 xã dự án. Tổ chức truyền thông xóa bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống cho phụ nữ và trẻ em, an toàn giao thông, phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, phòng, chống buôn bán người, phòng, chống ma túy, phòng, chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng... Đồng thời, tổ chức tập huấn đối thoại chính sách; tổ chức đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên, phụ nữ; tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ... Qua đó, các hoạt động chăm lo, hỗ trợ mọi mặt cho phụ nữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được đổi mới, nâng cao.
Ra mắt mô hình địa chỉ tin cậy
Trong năm, ra mắt 2 mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại 2 xã gồm 59 thành viên. Tổ chức 1 lớp tập huấn tại huyện cho cán bộ Hội và dẫn trình viên câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại các xã triển khai dự án. Ra mắt 10 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại 10 trường/10 xã, có 300 thành viên tham gia, sau lễ ra mắt đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho các thành viên Câu lạc bộ; 14/14 xã thành lập đội và tổ chức luyện tập tiểu phẩm từ đó truyền thông bằng hình thức sân khấu hóa tại 50 tổ Truyền thông cộng đồng. Thành lập đoàn học tập kinh nghiệm về công tác bình đẳng giới tại huyện Bắc Hà. Tổ chức Hội nghị đánh giá chiến dịch truyền thông cộng đồng và tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn I, đánh giá, rút kinh nghiệm, triển khai thực hiện Dự án 8 có trên 450 đại biểu tham gia.
Tổ chức các cuộc thi, hội thi về phòng, chống bạo lực gia đình
Việc triển khai thực hiện Dự án 8 trên địa bàn huyện chính là cơ hội để thúc đẩy một cách mạnh mẽ và tạo sự chuyển biến nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết một cách căn bản bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Góp phần vào mục tiêu thúc đẩy “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bảo Yên. Vì vậy, thời gian tới, Hội LHPN huyện Bảo Yên tiếp tục chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương trong triển khai Dự án 8 khoa học và hiệu quả.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn