Dự hội nghị có đồng chí Đoàn Xuân Hưng, Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, lãnh đạo các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủy, các tổ chức chính trị-xã hội, lãnh đạo các Phòng ban chuyên môn của huyện, lãnh đạo Đảng ủy, UBND các xã triển khai Dự án 8 trên địa bàn huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN các xã, thị trấn cùng trên 200 thành viên tổ truyền thông cộng đồng, câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thanh đổi, mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng trên địa bàn huyện.
Quang cảnh hội nghị
Ngay sau khi triển khai Chương trình Dự án 8 xuống các xã/thôn/bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện, Hội LHPN huyện Bảo Yên đã lựa chọn những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với các đối tượng thụ hưởng, từ đó tạo được sự quan tâm và tham gia hưởng ứng nhiệt tình của người dân và hội viên phụ nữ. Đặc biệt là các thành viên trong tổ truyền thông cộng đồng luôn gương mẫu, đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tham gia thực hiện như chia nhóm để đi tuyên truyền vận động, xây dựng nội dung tuyên truyền trên loa phát thanh; xây dựng các tiểu phẩm để tuyên truyền điển hình như; Đặng Thị Loan, Tổ TTCĐ bản Bông 1-2 xã Bảo Hà; Đặng Thị Phấn, Tổ TTCĐ bản 3 Thâu xã Xuân Thượng; Đặng Thị Nguyệt Tổ truyền thông cộng đồng bản 2 Nhai Tẻn xã Kim Sơn; Năm 2023, Hội LHPN huyện đã triển khai và thực hiện hoàn thành 9/9 chỉ tiêu, trong đó có 142 hoạt động tại xã đặc biệt khó khăn và xã có thôn đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó các xã và tổ truyền thông cộng đồng còn biên tập và tổ chức được 100 bài tuyên truyền vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em tại địa phương.
Tiểu phẩm đội xã Bảo Hà
Trong năm đã thành lập 20 tổ truyền thông cộng đồng, tại 12 xã, mỗi tổ 10 thành viên; tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý tổ truyền thông cho 200 đại biểu là cán bộ Hội, thành viên tổ truyền thông cộng đồng của 20 tổ thuộc 12 xã; Tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng tại 04 cụm xã,tổ chức 20 buổi truyền thông nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, thu hút trên 1.700 hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia; xây dựng được 36 bài truyền thông về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bình đẳng giới, bạo lực gia đình... phát trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương; thành lập mới và ra mắt 02 mô hình "Địa chỉ tin cậy" có 59 thành viên tham gia; thành lập 10 CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi và tổ chức 11 lớp tập huấn hướng dẫn vận hành CLB cho 320 thành viên CLB và các dẫn trình viên tại các nhà trường;Hội LHPN huyện phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức 05 lớp tập huấn cho 350 đại biểu tham gia lớp tập huấn Chương trình 3 về phát triển năng lực lồng ghép giới cho cộng đồng thuộc Dự án 8 Chương trình quốc gia theo quyết định số 1719 của Thủ tướng Chính phủ…
Đại biểu thảo luận tại hội nghị.
Các hoạt động của Dự án 8 được triển khai bám sát yêu cầu định hướng của Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn số 04/HD-TW, Hướng dẫn số 15/HD-ĐCT của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, đảm bảo tính toàn diện, cụ thể, thiết thực. Hội LHPN và cấp ủy, chính quyền đã nỗ lực, trách nhiệm thực hiện đạt được một số kết quả tích cực trong bước đầu triển khai Dự án. Các hoạt động triển khai đã được người dân đón nhận, ủng hộ và được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao. Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương, Hội LHPN xã các tổ truyền thông cộng đồng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong thực hiện Dự án 8 tại cơ sở…. Để tiếp tục triển khai hiệu quả Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Bảo Yên, giai đoạn I: 2021-2025. Năm 2024, Hội LHPN huyện Bảo Yên tiếp tục triển khai các giải pháp phù hợp thực tế địa phương nhằm thực hiện hiệu quả dự án; phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số; trang bị kiến thức bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng; xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Tác giả bài viết: Thu Dịu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn