Trước khi làm việc với UBND huyện, đoàn giám sát HĐND tỉnh đã làm việc với UBND xã Xuân Thượng, xã Phúc Khánh. Theo báo cáo của huyện Bảo Yên, từ năm 2019 đến nay, huyện Bảo Yên đã tích cực triển khai các chương trình, đề án, phương án quản lý bảo vệ, phát triển rừng và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, tạo việc làm nâng cao đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững và đảm bảo môi trường sinh thái.
Công tác lập, rà soát quy hoạch rừng, xác định đối tượng giao rừng, cho thuê rừng: Trên địa bàn huyện luôn được triển khai thực hiện tốt và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bảo Yên cơ bản đã được quy chủ cho các chủ rừng. Trong đó: Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp trên địa huyện 61.667,02 ha; Diện tích rừng hiện có trên địa bàn: 53.425,9 ha, tỷ lệ che phủ 61,04 %; Trong đó: Rừng đặc dụng 85,2 ha; Rừng phòng hộ là: 8.851,9 ha; rừng sản xuất là: 44.488,8 ha. Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý là 11.381,53 ha; Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Yên quản lý là 7.794,9 ha; Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ quản lý là 105,2 ha; Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp Công ty TNHH - XD Minh Đức quản lý là 282,37 ha; Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp UBND xã quản lý là 26.988,72 ha; Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp Hộ gia đình, cá nhân quản lý là 15.112,9 ha.
Về cơ bản rừng được bảo vệ tốt, đảm bảo tích đa dạng sinh học và giá trị phát triển của rừng, diện tích rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đúng quy định. Hằng năm, huyện tổ chức đánh giá, sắp xếp các hình thức bảo vệ rừng phù hợp với tình hình địa phương, kiện toàn lại các thành viên Tổ bảo vệ rừng, tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng, thông qua việc thực hiện phương án bảo vệ được duyệt, việc áp dụng các hình thức giao khoán phù hợp với từng đối tượng đã đạt được kết quả nhất định tình trạng khai thác, xâm lấn giảm đi đáng kể, các điểm nóng khai thác lâm sản trước đây cơ bản được quản lý, giám sát, cháy rừng được hạn chế. Số dự án phải chuyển mục đích sử dụng rừng đã được HĐND tỉnh nghị quyết thông qua từ năm 2019 đến hết tháng 9/2022 là: 44 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng với diện tích chuyển đổi là 116,82 ha (trong đó: rừng trồng 80,28 ha; đất trống 36,54). Số lượng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình là chủ rừng được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng có 04 tổ chức: Ban Quản lý rừng phòng hộ 10.028,5 ha; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Yên 7.006,6 ha; Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ là; 81,9 ha; Công ty TNHH - XD Minh Đức là: 170,17 ha; có 15 UBND xã, thị trấn với diện tích 12.224,72 ha. Về số hộ gia đình được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là 5.390 hộ với diện tích 13.516,87 ha. Kết quả sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng từ năm 2019 đến nay được UBND tỉnh phê duyệt là 49.108.893.800 đồng (năm 2019 là 18.667.969.800 đồng; năm 2020 là 15.787.830.920 đồng; năm 2021 là 14.653.093.080 đồng; dự kiến năm 2022 là 4.315.658.960 đồng). Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát liên quan đến quản lý rừng và dịch vụ môi trường rừng: Hàng năm, HĐND huyện xây dựng kế hoạch chi tiết kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng và việc thanh toán chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các chủ rừng, UBND cấp xã trên địa bàn huyện đồng thời giao HĐND cấp xã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình quản lý sử dụng và thanh toán chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với diện tích của UBND xã quản lý. Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn huyện có nhiều đợt kiểm tra, giám sát của tỉnh, của các sở, ngành và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thanh tra hành chính Hạt Kiểm lâm trong đó có nội dung liên quan đến việc chi trả, thanh toán sử dụng tiền dịch vụ môi trưởng rừng; thanh tra kinh phí dịch vụ môi trường rừng năm 2019 của BQL rừng phòng hộ; kiểm việc quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với chủ rừng là tổ chức và UBND cấp xã. Qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, cơ bản các đơn vị được kiểm tra chấp hành tốt và sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, phù hợp với quy định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, tồn tại nhất định như: Việc quản lý, sử dụng kinh phí dịch vụ môi trường rừng chưa có Thông tư hướng dẫn quản lý sử dụng chi tiết, do vậy đôi khi gây khó khăn cho việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, cũng như của chủ rừng. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng vẫn còn thấp, chậm điều chỉnh, không phù hợp tình hình thực tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ rừng, đặc biệt là các hộ gia đình dân tộc thiểu số chủ yếu sống bằng nghề rừng. Kinh phí dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho việc bảo vệ rừng năm trước, năm sau mới được cấp, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạt động trong tuần tra, bảo vệ rừng. Công tác xác định diện tích rừng đối với các chủ rừng còn gặp nhiều khó khăn, một số diện tích rừng còn có sự chồng chéo giữa các hộ gia đình; UBND cấp xã; tổ chức; một số diện tích rừng trồng hiện đang được các hộ gia đình sử dụng ổn đinh, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đát do theo hồ sơ diện tích này đang thuộc sự quản lý của UBND cấp xã. Tiến độ thanh toán nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2021 đối với UBND cấp xã chậm.
Tại buổi làm việcHuyện Bảo Yên cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, đảm bảo công tác tổ chức thực hiện chính sách phù hợp với điều kiện hiện nay. UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan bố trí kinh phí bảo vệ rừng đối với diện tích hưởng dịch vụ môi trường rừng ngay từ đầu năm để các chủ rừng chủ động trong thực hiện việc khoán bảo vệ rừng, cũng như chi trả kịp thời cho người nhận khoán. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và môi trường phối hợp với UBND cấp huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện rà soát, xác định và quy chủ diện tích rừng. Đề nghị Quỹ bảo vệ phát triển rừng hỗ trợ kinh phí rà soát diện tích rừng của hộ gia đình đã trồng rừng trên đất do UBND xã quản lý chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cơ sở chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình. Đề nghị Đoàn giám sát kiến nghị với UBND tỉnh xem xét sớm quyết định việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với diện tích rừng tự nhiên UBND cấp xã đang quản lý là đúng đối tượng, đảm bảo thủ tục pháp lý.
Kết thúc buổi giám sát đồng chí Lý Bình Minh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đã nghi nhận những cố gắng nỗ lực của huyện Bảo Yên và các xã trong việc thực hiện chính sách pháp luật về dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn; đồng thời tiếp thu báo cáo, ý kiến kiến nghị, đề xuất của huyện trong việc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng và chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Đồng chí cũng đề nghị UBND huyện Bảo Yên và các xã tiếp tục phát huy thế mạnh quản lý của huyện; rà soát chuẩn, chi trả đúng đối tượng thụ hưởng; rà soát giao đất đúng đối tượng theo quy định; tích cực tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng, tạo lợi thế thu nhập từ rừng; tăng cường hoạt động giám sát của HĐND huyện đối với việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng và chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
Tác giả bài viết: Trọng Điểm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn