Trong năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Với tinh thần đoàn kết quyết tâm cao, sự chủ động, nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị cũng như toàn thể Nhân dân. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các Ban, Sở, ngành của tỉnh, huyện Bảo Yên đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ nét; cơ sở hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư ngày một văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; Quốc phòng - an ninh được giữ vững… Đây chính là tiền đề vững chắc để Bảo Yên tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo hiện thực hóa khát vọng phát triển bứt phá vươn lên trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Lào Cai”; phấn đấu trở thành huyện Nông thôn mới vào năm 2025.
Chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng
Kết thúc năm 2022, trong số 48 chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội đã giao, hoàn thành 42/48 chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt KH ; Giá trị bình quân thu nhập 92 triệu đồng/ha đất canh tác; Thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm; Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 187,5 tỷ đồng, bằng 107,14% KH giao; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt trên 221,2 tỷ đồng, đạt 115,8% dự toán tỉnh giao, 124,8% dự toán huyện giao và 112,6% dự toán huyện giao phấn đấu; Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện đạt trên 951,4 tỷ đồng với 331 công trình. Trồng mới rừng sản xuất đạt trên 1.400 ha, tỷ lệ che phủ rừng trên 61%.
Đối với lĩnh vực phát triển kinh tế: Huyện Bảo Yên đã chủ động đề xuất làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh; tổ chức ký kết hợp tác với các huyện trong và ngoài tỉnh để thúc đẩy sự phát triển. Đồng thời phát huy nội lực, tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển, nhờ đó đã tạo ra dấu ấn riêng. Huyện Bảo Yên đã thành lập 3 ban chỉ đạo phát triển kinh tế tương ứng với 3 vùng của huyện: Vùng phía Đông, tập trung phát triển hạ tầng đô thị - nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch làng bản, du lịch trải nghiệm; Vùng phía Nam, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng - nông thôn, nông, lâm nghiệp và Vùng phía Tây, tập trung phát triển hạ tầng đô thị, sắp xếp dân cư, tái định cư, du lịch tâm linh và dịch vụ.
Quang cảnh huyện Bảo Yên
Xác định nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu là “trụ đỡ” của nền kinh tế. Với lợi thế về đất đai, huyện Bảo Yên tiếp tục xác định nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên số một trong cơ cấu phát triển kinh tế. Trong đó chú trọng triển khai thực hiện các dự án cây trồng, vật nuôi chủ lực, tiềm năng của huyện. Với lợi thế về đất đai, huyện Bảo Yên xác định nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên số một trong cơ cấu phát triển kinh tế. Trong đó chú trọng triển khai thực hiện các dự án cây trồng, vật nuôi chủ lực, tiềm năng của huyện. Huyện Bảo Yên đã tổ chức rất nhiều hoạt động như: Huyện Bảo Yên đã tổ chức thành công “Ngày hội sản xuất quế trên địa bàn huyện Bảo Yên năm 2022”; Được UBND tỉnh lựa chọn Tổ chức Hội thảo khoa học bàn giải pháp phát triển quế bền vững trên địa bàn tỉnh Lào Cai. UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội thảo “Bàn về các giải pháp phát triển Quế bền vững trên địa bàn tỉnh Lào Cai”; hội thảo đã đã đạt được các mục tiêu đề ra, khẳng định vị trí, vai trò của cây Quế trên thị trường thế giới và tiềm năng của Lào Cai. Bên cạnh đó, thông qua Hội thảo cũng đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc của địa phương, đồng thời giúp cho huyện Bảo Yên nhận thức rõ hơn về lợi thế khi sản xuất quế hữu cơ, tạo cơ hội thu hút đầu tư và liên kết vùng sản xuất Lào Ca, Yên Bái. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Bảo Yên có gần 24.000 ha quế (chiếm trên 50% diện tích quế toàn tỉnh); sản lượng khai thác năm 2022 ước đạt trên 10.000 tấn vỏ tươi, 80.000 tấn cành lá, trên 75.000m3 gỗ và trên 350 tấn tinh dầu. Ước tính mỗi năm, người dân huyện Bảo Yên thu về hơn 1.120 tỷ đồng từ cây quế, bao gồm khai thác vỏ, gỗ và tỉa cành, lá. Trên địa bàn huyện hiện có 7 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm từ quế, trong đó có 6 đơn vị sản xuất chế biến tinh dầu. Cây chè 559 ha, cây Hồng không hạt trên 142 ha. Tổng đàn gia súc ước đạt 70.000 con; tổng đàn gia cầm 680 nghìn con, diện tích nuôi trồng thủy sản trên ao, hồ 450 ha. Hiện nay, huyện Bảo Yên có 18 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao và 4 sao, 03 sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể: Khoai môn Bảo Yên, Trâu Bảo Yên, Vịt Bầu Nghĩa Đô; 200 ha chè của Công ty TNHH Chè Đại Hưng được cấp chứng nhận VietGAP. Huyện đã xây dựng được 01 Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP tại Khu hành chính mới. Chương trình xây dựng NTM được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đến nay, huyện Bảo Yên có 07/16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong năm huy động đóng góp trên 20 tỷ đồng, hiến trên 597.000 m2 đất. Tính đến 30/11/2022 tiêu chí bình quân trên toàn huyện đạt 9,75 tiêu chí/xã; 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, Toàn huyện có trên 600 km đường giao thông nông thôn được bê tông hóa; trên 374 km kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
Công tác Văn hóa - Thông tin, Thể thao đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của huyện tới mọi tầng lớp Nhân dân. Huyện đã tổ chức thành công Tuần Văn hoá - Du lịch huyện Bảo Yên năm 2022 với chủ đề “Sắc màu di sản văn hóa”, chào mừng Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Bảo Yên (22/4/1947-22/4/2022), Tổ chức thành công Lễ hội Đền Bảo Hà năm 2022 với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng được diễn ra; Lễ hội Đền Nghĩa Đô, Lễ hội Đền Long Khánh năm 2022, Ngày hội đua mảng trên sông Chảy; giải chạy bộ Nghĩa Đô Xanh Half Marathon…Trong năm 2022, lượng khách du lịch đến với huyện ước đạt 1,2 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 780 tỷ đồng. Thông qua các hoạt động, đã quảng bá giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa truyền thống, hình ảnh thiên nhiên, con người Bảo Yên đến với du khách trong và ngoài nước, tạo sự gắn kết của Nhân dân các dân tộc trong huyện, thúc đẩy kinh tế du lịch của huyện ngày càng phát triển. Cùng với đó huyện Bảo Yên đang tập trung quy hoạch mở rộng các Khu di tích lịch sử - văn hóa, tập trung nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các công trình như: Đền Bảo Hà, Đền Hai Côi, Đền Làng Lúc, Đền Long Khánh, Đền Nghĩa Đô, Đình làng Già Hạ,… Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, Xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Bảo Yên đặc biệt quan tâm chỉ đạo quyết liệt và đạt được những thành tựu nổi bật: Xây dựng được mô hình “Chính quyền thân thiện” tại 3 xã, thị trấn; 3 năm liên tục huyện Bảo Yên đứng đầu trong khối huyện, thị xã, thành phố về ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2022 huyện Bảo Yên nằm trong top 3 về cải cách hành chính và đứng đầu về chỉ số hài lòng của người dân; Bảo Yên là huyện được tỉnh chọn tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 và hội thảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số. Năm 2022 là năm tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ, thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, giai đoạn 2021 - 2030. Là năm được dự báo nền kinh tế của huyện tiếp tục gặp những khó khăn. Năm 2022, với chủ đề: “Đoàn kết - Đổi mới - Thích ứng linh hoạt và Khát vọng phát triển”, huyện Bảo Yên đã xác định 04 địa bàn trọng tâm gồm: Thị trấn Phố Ràng, xã Bảo Hà, Nghĩa Đô và Cam Cọn; 04 lĩnh vực trọng điểm là Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn và xây dựng Nông thôn mới; Quy hoạch và Xây dựng cơ sở hạ tầng, Phát triển du lịch bền vững, cải cách hành chính chuyển đổi số và 15 mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể để tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện. Trong lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Bảo Yên tiếp tục tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn, công ty, doanh nghiệp, đơn vị đầu tư vào các lĩnh vực: Chế biến sâu các sản phẩm từ nông, lâm nghiệp; khu đô thị, khu du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí… Từ năm 2020 đến nay, có trên 30 dự án đã và đang được triển khai trên địa bàn huyện. Đặc biệt là dự án Cảng hàng không Sa Pa đang được triển khai tại xã Cam Cọn đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo Nhân dân, dự án sẽ là một điểm nhấn thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, du lịch và dịch vụ của địa phương, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Để triển khai có hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ công tác bồi thường GPMB, giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo thành lập “Ban chỉ đạo 90 ngày cao điểm GPMB Cảng hàng không Sa pa”. UBND huyện đã chủ động chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động, giải thích,.... tăng cường lực lượng nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc nên tình hìn han ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, đặc biệt là trong vùng dự án ổn định, không có vụ việc phức tạp xảy ra. Đến nay, đã thực hiện GPMB xong 26,8ha khu khởi công; Thống kê, kiểm đếm được 290 hộ /263,26 ha đất lâm nghiệp và đất khác. Đã thực hiện họp xét duyệt tư cách bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 286/290 hộ, Tính đến ngày 10/12 đã giải ngân số tiền 243,75 tỷ đồng đạt 97,5% kế hoạch giao. Căn cứ theo Chương trình phát triển đô thị Phố Ràng giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch chung đã được phê duyệt, huyện Bảo Yên đang chú trọng đầu tư xây dựng đô thị Phố Ràng hướng tới đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, bằng việc triển khai, thu hút, đầu tư các dự án phát triển đô thị như: Khu dân cư bờ tả sông Chảy, diện tích 16,5ha, đầu tư xây dựng 370 căn, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng; Khu đô thị mới Hồ Phố Ràng với quy mô 30 ha, tạo ra khoảng 440 lô đất ở, tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng; Khu dân cư đô thị Cầu Chom - Xã Yên Sơn với diện tích 27 ha, tổng mức đầu tư 195 tỷ đồng; Đầu tư xây dựng Bến xe khách mới huyện Bảo Yên theo quy hoạch chung được phê duyệt, diện tích khoảng 2,5 ha; Đầu tư xây dựng Tuyến đường trục chính thị trấn Phố Ràng kết nối QL 279 với QL 70 với chiều dài 7,5km, chiều rộng nền đường 38m; tổng mức đầu tư khoảng 280 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng Hệ thống điện chiếu sáng đô thị tại thị trấn Phố Ràng với tổng chiều dài khoảng 17 km, tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ đồng. Trên cơ sở Chương trình phát triển đô thị Bảo Hà giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt, huyện Bảo Yên đang triển khai đầu tư tại khu vực Bảo Hà với mục tiêu đạt tiêu chí đô thị loại V, xây dựng đô thị Bảo Hà gắn với quy hoạch Tân An - Bảo Hà trở thành đô thị cửa ngõ của tỉnh, trung tâm du lịch tâm linh tầm cỡ khu vực và quốc gia, với trọng tâm là quần thể Di tích văn hóa lịch sử Quốc gia Đền Bảo Hà; Đẩy mạnh đô thị hóa tại trung tâm các xã. Huyện tiếp tục bố trí nguồn vốn trùng tu, tôn tạo và mở rộng quần thể Di tích văn hóa lịch sử Quốc gia Đền Bảo Hà, các tiểu công viên thị trấn Phố Ràng, trung tâm các xã… Hiện nay, huyện Bảo Yên đang triển khai kêu gọi đầu tư Dự án Khu liên hợp vui chơi giải trí và du lịch tâm linh với quy mô khoảng 2.500 ha; Các dự án đầu tư xây dựng đô thị, nhà ở gồm: Khu dân cư dọc đường T3; Khu đô thị mới Liên Hà 4; Khu đô thị mới Liên Hà 5 - 6; Khu đô thị mới Liên Hải; Khu đô thị mới Liên Hà - Hồng Bùn; Khu dân cư bản Bảo Vinh; Đầu tư các dự án: khu dịch vụ, đô thị dọc 2 bên bờ sông Hồng thuộc xã Cam Cọn và xã Kim Sơn cụ thể: Tại xã Cam Cọn: Khu công nghiệp phụ trợ, diện tích 200 ha; Khu đô thị mới Bỗng - Buôn, diện tích 87,6ha; Khu đô thị mới Tân Thành, diện tích 102ha; Tổ hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Cảng hàng không, gồm Khu 1: diện tích 87ha, Khu 2: diện tích 43 ha. Triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết dọc 2 bờ sồng Hồng thuộc địa phận xã Cam Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà theo quy hoạch chung dọc 2 bên bờ sông Hồng; quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư thôn Hồng Cam – Cam 3, xã Cam Cọn với quy mô 100ha để làm cơ sở để kêu gọi đầu tư và đầu tư các dự án trên địa bàn huyện theo chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở và thương mại, dịch vụ, du lịch; Cụm Công nghiệp Bảo Hà diện tích khoảng 20 ha, tổng mưc đầu tư 50 tỷ đồng để tập trung phát triển các ngành hàng thế mạnh tại khu vực Bảo Hà; Khu dân cư đô thị phía sau làn dân cư đường T1, T2, T3, T4 xã Bảo Hà: GPMB trên diện tích khu đất khoảng 2,5ha, tổng mức đầu tư 55 tỷ đồng, tạo ra được khoảng 136 lô đất, thu tiền sử dụng đất 110 tỷ đồng. Đầu tư đường kết nối Quốc lộ 70 với Tỉnh lộ 161 đi Cảng hàng không Sa Pa chiều dài khoảng 17km. Về phát triển du lịch: Huyện Bảo Yên đang triển khai thực hiện Rà soát quy hoạch, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Tày, quy hoạch xây dựng Trung tâm bảo tồn và giao lưu văn hóa Tày Tây Bắc tại xã Nghĩa Đô; Lập dự án xây dựng Bảo tàng sinh thái Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên với quy mô khoảng 816ha, thuộc một phần diện tích của 07 bản trên địa bàn xã Nghĩa Đô. Đầu tư xây dựng Trung tâm bảo tồn và giao lưu văn hoá Tày khu vực Tây Bắc ở xã Nghĩa Đô, tổng mức đầu tư koảng 35 tỷ đồng. Cùng với đó Kêu gọi đầu tư các dự án: Khu du lịch nghỉ dưỡng đỉnh đèo Khau Cấn – Thành cổ Nghị Lang; Khu resort sinh thái bản Nà Uốt quy mô 35ha; Khu dịch vụ, nghỉ dưỡng bản Nà Khương quy mô 30ha; Khu Resort, dịch vụ, du lịch sinh thái thuộc các bản Pác Bó, bản Thâm Mạ, bản Nặm Cằm quy mô 85ha; Khu resort nghỉ dưỡng bản Ràng (giáp huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) quy mô 63ha để xây dựng Nghĩa Đô dần trở thành trung tâm di lịch cộng đồng của Tỉnh và khu vực Tây Bắc. Trong phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp: Bảo Yên tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ, linh hoạt các chính sách, giải pháp để kích thích sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nội ngành nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sắp xếp dân cư nông thôn. Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất và tăng cường chế biến sâu các sản phẩm nông lâm nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc hữu (OCOP)...
Bảo Yên có diện tích quế hơn 24.000 ha
Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Đề án nông nghiệp chất lượng cao gắn với xây dựng NTM và GNBV huyện Bảo Yên giai đoạn 2021 - 2025. Đẩy mạnh sản xuất Nông nghiệp hàng hóa theo NQ-10/TU. Tăng cường kêu gọi đầu tư vào liên kết sản xuất, xây dựng cơ sở chế biến nông sản tại địa phương, điển hình như: Dự án chế biến sâu các sản phẩm từ Quế, diện tích khoảng 05ha; Xây dựng cơ sở ứng dụng, chuyển giao KHKT và sản xuất giống nông lâm nghiệp diện tích khoảng 50 ha tại khu vực Km7, xã Thượng Hà; Kêu gọi đầu tư xây dựng Chợ đầu mối Nông sản phía Nam tỉnh Lào Cai, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ phục vụ nhu cầu chung chuyển hàng hóa nông, lâm sản của Nhân dân các huyện phía Đông Nam tỉnh Lào Cai và các huyện phía Bắc của tỉnh Yên Bái, phía Tây của tỉnh Hà Giang góp phần phát triển nền Nông nghiệp hàng hóa theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Với những mục tiêu cụ thể, những phương hướng, giải pháp đã đề ra. Bằng quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc trách nhiệm, quyết liệt của các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan chuyên môn, sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân các dân tộc trong huyện. Bảo Yên tiếp tục đoàn kết, phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện khát vọng phát triển, sớm hoàn thành mục tiêu đưa Bảo Yên thành huyện phát triển khá của tỉnh Lào Cai và đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025.
Tác giả bài viết: Trọng Điểm - Hồng Thuận
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn