Trung tâm VH, TT - TT Bảo Yên

Ban chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Bảo Yên : tổ chức hội thảo bàn kế hoạch sản xuất nông nghiệp hàng hóa huyện Bảo yên đến năm 2025,định hướng đến năm 2030

Thứ sáu - 26/11/2021 20:35
THBY - Ngày 26/11, Ban chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Bảo Yên : tổ chức hội thảo bàn kế hoạch sản xuất nông nghiệp hàng hóa huyện Bảo Yên đến năm 2025,định hướng đến năm 2030 . Đồng chí Nguyễn Anh Chuyên - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Bảo Yên;đồng chí Nguyễn Xuân Nhẫn – Phó bí thư thường trực huyện ,đồng chí Tô Ngọc Liễn – Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đồng chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo  Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, Chi cục trồng trọt và Bảo vệ , thực vật, Chi cục  quản lý chất lượng Nông nghiệp và Thủy sản, Phân hiệu ĐH Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai và các phòng, ban chuyên môn, Bí thư các xã,thị trấn trong toàn huyện.

Mục tiêu đến năm 2025 huyện Bảo Yên phấn đấu tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 5.121 tỷ đồng (tăng 2.118 tỷ so với năm 2020), giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp đạt 2.919 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 25%; cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp đến năm 2025: Nông nghiệp 76%, Lâm nghiệp: 19%, Thủy sản: 5%. Trong nông nghiệp: trồng trọt 56%, chăn nuôi 39%, dịch vụ 5%.Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất canh tác bình quân năm 2025 đạt trên 105 triệu đồng (tăng 30 triệu đồng/ha so với năm 2020).Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; chuyển từ phát triển nông nghiệp theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng. Tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực. Đến năm 2030, hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất bền vững; kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường; phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch và bảo vệ môi trường. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Phát triển vùng nguyên liệu chè, cải tạo, thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng:diện tích 800 ha, sản lượng 7.212 tấn.Xây dựng vùng sản xuất chuối (chuối ngự, chuối tiêu hồng) tập trung theo hướng VietGAP; với tổng diện tích 360 ha, sản lượng trên 14.000tấn, năm 2030 diện tích đạt 500 ha.Hình thành vùng trồng quế tập trung, gắn sản xuất với chế biến sâu các sản phẩm từ cây quế để nâng cao giá trị;Đến năm 2025 diện tích đạt 25.000 ha, năm 2030 diện tích đạt 30.000 ha.Hình thành vùng chuyên canh trồng dâu, nuôi tằm. Với diện tích 300 ha, mở rộng vùng nguyên liệu đến năm 2030 đạt 500 ha.Phát triển mạnh chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn theo hình thức bán công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm với tổng đàn đạt 80.000 con, đến năm 2030 đạt trên 100.000 con. Duy trì và bảo tồn nguồn gen trâu Bảo Yên với quy mô 8.500 con.Phát triển mạnh chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn đạt 1 triệu con, đến năm 2030 tổng đàn 1,2 triệu con. Chăn nuôi vịt bầu: quy mô giai đoạn 2025 đạt 100.000 con, đến năm 2030 tổng đàn 150.000 con.
Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra huyện Bảo Yên tiếp tục thực hiện cơ cấu lại trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Cơ cấu lại sản xuất trồng trọt theo 02 nhóm là nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm chủ lực địa phương gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp đạt trên 42%, trong đó: Tập trung phát triển 04 loại vật nuôi chính ((lợn, gà đồi, vịt bầu Nghĩa Đô, đại gia súc (trâu Bảo Yên, bò)) theo hướng tạo sản phẩm hữu cơ. Tiếp tục mở rộng diện tích ao nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả, thuận lợi về nguồn nước. Bảo Yên xác định nuôi cá lồng là khâu đột phá trong chăn nuôi thủy sản. Tiềm năng nuôi cá lồng trên các hồ chứa của huyện là khá lớn, nuôi trọng điểm tại các xã: Thượng Hà, Phúc Khánh, Xuân Thượng, thị trấn Phố Ràng, ...). Đến năm 2030 dự kiến diện tích 504 ha. Phát triển vùng rừng trồng cung cấp nguyên liệu tập trung, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích về đất đai, tín dụng, bảo hiểm, thuế, thị trường. Phục hồi rừng tự nhiên bằng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, nuôi dưỡng và làm giàu rừng; phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ theo hướng sản xuất hàng hóa.Tập trung phát triển các mặt hàng sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao và bền vững, phát triển các vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hóa gắn với sản phẩm chủ lực: Trước mắt, đến năm 2030 cần tập trung phát triển các chuỗi sản phẩm chủ lực mang thương hiệu với sản phẩm chủ lực từ rừng trồng, trong đó diện tích Quế khoảng 30.000 ha. Phát triển nông nghiệp theo các vùng: Phát triển kinh tế vùng I: gồm các xã: Thượng Hà, thị trấn Phố Ràng, Tân Dương, Vĩnh Yên, Nghĩa Đô, Tân Tiến nằm ở phía Đông và Bắc của huyện. Tập trung phát triển du lịch cộng đồng, du lịch làng bản, du lịch trải nghiệm, phát triển kinh tế lâm nghiệp. Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái (trồng dâu nuôi tằm kết hợp ươm tơ, dệt sợi tạo ra sản phẩm đặc trưng của địa phương, nuôi cá lồng bè trên hồ thuỷ điện, hồ sinh thái, phát triển đàn vịt bầu. Khuyến khích thu hút, đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm sản.Phát triển kinh tế vùng II :gồm các xã:Xuân Thượng, Lương Sơn, Xuân Hoà, Phúc Khánh, Việt Tiến, Lương Sơn nằm ở phía Đông và Nam của huyện. Đây là vùng trọng tâm phát triển nông, lâm nghiệp của huyện. Tập trung phát triển thế mạnh về kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến sâu các sản phẩm lâm nghiệp; phát triển đàn gia súc, đại gia súc gắn với hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, cây ăn quả có múi; phát triển thuỷ sản ao hồ và tiềm năng về thuỷ sản nước lạnh. Tập trung phát triển các sản phẩm OCOP nâng cao giá trị, chất lượng hàng hoá. Phát triển kinh tế vùng III: bao gồm các xã Kim Sơn, Cam Cọn, Bảo Hà, Minh Tân, Điện Quan nằm ở phía Tây và Đông của huyện. Tập trung phát triển vùng cây ăn quả, chăn nuôi với quy mô lớn, hình thành khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển du lịch tâm linh. Đây là vùng có lợi thế về giao thông kết nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Cảng hàng không Sa Pa là cầu nối kết nối giao thương các sản phẩm nông, lâm nghiệp giữa các vùng trong và ngoài huyện và là điểm đến tâm linh của du khách thập phương.
Lãnh đạo các sở ngành tham gia ý kiến.

 

Tại hội nghị lãnh đạo các Sở , Chi cục trồng trọt và Bảo vệ, thực vật; Chi cục  quản lý chất lượng Nông nghiệp và Thủy sản đã tham gia ý kiến để hoàn thiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp hàng hóa huyện Bảo Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Trong thời gian tới huyện Bảo Yên tiếp tục tuyên truyền vận động nhân đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật,đưa cơ giới hóa vào sản xuất để nâng cao gia sản phẩm nông nghiệp;Duy trì các tổ hợp tác xã, Hợp tác xã tại các xã, thị trấn; Tiếp tục kêu gọi,thu hút Doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến vỏ quế xuất khẩu;Sản xuất theo nhu cầu của thị trường; Tìm hướng đi ổn định cho sản phẩm nông nghiệp; Đầu tư xây dựng dây truyền chế biên nông sản tại chỗ; Đầu tư xây dựng nhà lạnh để bảo quản nông sản; Tiếp tục quảng bá sản phẩm nông nghiệp,kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào linh vực nông lâm nghiệp…

Kết luận buổi hội thảo đồng chí  Nguyễn Anh Chuyên -  Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Lào Cai, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, - Trưởng Ban chỉ đạo huyện chỉ đạo, phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Bảo Yên yêu cầu:Trong thời gian tới  các xã, thị trấn cần rà soát lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn, Quy hoạch, bố trí các vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi phù hợp; Tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư  xây dựng nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn huyện;Đầu tư nuôi, trồng phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn./.

Tác giả bài viết: Minh Huyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây