Tại hội thảo các đại biểu đã được tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm: Tham quan các mô hình trưng bày, chơi các trò chơi dân gian. Đồng thời, dự giờ một tiết học thực hành của nội dung Giáo dục địa phương về Quảng bá du lịch tỉnh Lào Cai: Giới thiệu về nghề truyền thống đan lát, giới thiệu trang phục dân tộc, nét đặc trưng về Nhà sàn của dân tộc Tày xã Nghĩa Đô. Tại tiết học, các em học sinh trường THCS xã Nghĩa Đô đã mạnh dạn, tự tin thể hiện phần thuyết trình giới thiệu về nghề đan lát truyền thống, trang phục của người dân tộc Tày và nét văn hóa về những ngôi nhà sàn Nghĩa Đô dưới dạng tiểu phẩm, song ngữ, mời trực tiếp các nghệ nhân giới thiệu và tạo video quảng bá về nét văn hóa du lịch tại địa phương. Cùng với đó, các em học sinh và các thầy cô giáo cũng trực tiếp được tham gia trải nghiệm thực hành nghề đan lát truyền thống ngay tại không gian lớp học.
Học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa tại hội thảo
Tại hội thảo, các trường THCS trên địa bàn huyện Bảo Yên cũng đã thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện “Mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng kết hợp triển khai quảng bá hình ảnh gắn với phát triển văn hóa du lịch cộng đồng tại địa phương” là một hoạt động hết sức thiết thực, gắn với thực tiễn, tạo môi trường trải nghiệm cho các em học sinh, góp phần quảng bá hình ảnh gắn với phát triển văn hóa du lịch cộng đồng tại địa phương. Đồng thời cũng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện mô hình.
Quang cảnh buổi hội thảo.
Giáo viên phát biểu chia sẻ tại hội thảo.
Bà Đàm Thị Hoài An, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phát biểu tại hội thảo.
Phát biểu kết luận Hội thảo, Bà Đàm Thị Hoài An - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên đã đánh giá cao công tác chuẩn bị của trường THCS xã Nghĩa Đô, đặc biệt là sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền xã Nghĩa Đô, Nhân dân cùng tham gia vào cuộc trong công tác thực hiện mô hình trường học gắn với thực tiễn về mô hình đa văn hóa gắn với cộng đồng kết hợp triển khai quảng bá hình ảnh gắn với phát triển văn hóa du lịch cộng đồng tại địa phương. Đồng thời, nhấn mạnh một số nội dung các đơn vị nhà trường cần lưu ý thực hiện trong thời gian tới như: Cần xác định tiếp tục triển khai mô hình trường học gắn với thực tiễn để tạo môi trường trải nghiệm cho học sinh; gắn các kiến thức lí thuyết với thực tiễn cuộc sống, theo đúng văn bản chỉ đạo số 1453/SGD&ĐT-GDTrH và Kế hoạch 71/KH-PGD&ĐT về Tổ chức triển khai xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cấp trường, cấp cụm để thảo luận, thống nhất các bài học sẽ dạy học tại mô hình trường học gắn với thực tiễn; lập kế hoạch bài học và triển khai kế hoạch bài học, tổ chuyên môn bố trí dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên. Mô hình trường học gắn với thực tiễn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người; đảm bảo vệ sinh môi trường; phải phù hợp với nhà trường, tiềm năng thế mạnh của địa phương. Đồng thời, xây dựng bộ tài liệu và bộ tiêu chí đánh giá phải phù hợp với mô hình trường học gắn với thực tiễn của nhà trường; huy động được mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn. Các đơn vị cần phối hợp với các tổ chức, cơ quan chuyên môn hỗ trợ xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn; liên kết được với các lực lượng ngoài nhà trường, để thực hiện có hiệu quả.
Tác giả bài viết: Trọng Điểm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn