Với định hướng tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành, phát triển sản xuất 5 cây trồng, 3 vật nuôi chủ lực và 1 cây trồng tiềm năng, Bảo Yên đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp và đạt những kết quả quan trọng. Đến nay, đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa rõ nét, điển hình như vùng trồng quế với quy mô hơn 21.000 ha, cho nguồn thu khoảng 700 triệu đồng/ha (đối với đồi quế 9 - 10 năm tuổi), chè 756 ha có nguồn thu trung bình 100 triệu đồng/ha/năm, cây hồng không hạt 320 ha cho nguồn thu 150 triệu đồng/ha/năm, cây dâu tằm 300 ha cho nguồn thu 350 - 450 triệu đồng/năm. Ngoài ra, 320 ha cây sả cũng cho nguồn thu 80 triệu đồng/ha/năm và 60 chanh leo cho nguồn thu 150 - 200 triệu đồng/ha/năm. Huyện cũng phát triển đàn vật nuôi, đến nay toàn huyện có 19.000 con trâu, 750.000 con gia cầm, trong đó có 80.000 con vịt bầu Nghĩa Đô...
Bên cạnh đó, huyện chuyển hướng mạnh tái cơ cấu nội ngành từ sản xuất lâm nghiệp thuần túy sang sản xuất cho giá trị kinh tế cao và có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Ngành lâm nghiệp đã đi vào sản xuất chế biến sâu với nhà máy chế biến gỗ MDF, công suất đạt trên 130.000 m3 sản phẩm/năm; 3 nhà máy chế biến tinh dầu quế, sả với công suất trên 120 tấn sản phẩm/năm.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của Bảo Yên đang có những hướng đi tích cực, giúp người dân làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Tác giả bài viết: Thu Ngọc
Nguồn tin: http://baolaocai.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn