Trung tâm VH, TT - TT Bảo Yên

Tưng bừng Lễ hội cốm xã Nghĩa Đô năm 2022

Thứ bảy - 17/09/2022 05:41
Sáng ngày 17/9, UBND xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên tưng bừng tổ chức Lễ hội Cốm xã Nghĩa Đô năm 2022. Đây là lần thứ 2 lễ hội được phục dựng và tổ chức và là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày xã Nghĩa Đô. Dự Lễ hội có đồng chí Nguyễn Anh Chuyên, Ủy viên BCH Đảng bộ Tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện; Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể xã Nghĩa Đô, cùng đông đảo bà con nhân dân và du khách thập phương về dự.
Đồng chí Nguyễn Anh Chuyên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HDNĐ huyện phát biểu tại lễ hội
Đồng chí Nguyễn Anh Chuyên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HDNĐ huyện phát biểu tại lễ hội.
Phát biểu tại buổi lễ đồng chí Nguyễn Anh Chuyên, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện nhấn mạnh Lễ hội cốm là phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Tày Nghĩa Đô. Lễ hội cốm không chỉ có ý nghĩa đối với người sản xuất nông nghiệp, mà còn mang ý nghĩa tâm linh. Với những nghi thức truyền thống, lễ hội cốm đã mang lại cho người dân địa phương, du khách trải nghiệm nét đặc sắc riêng của một lễ hội có từ lâu đời này. Đồng thời, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền và người dân xã Nghĩa Đô, đặc biệt là các hội các đội thi, nhằm duy trì bảo tồn Lễ hội Cốm. Đồng chí mong muốn trong lễ hội năm tới, cấp ủy, chính quyền xã có sự chuẩn bị, tổ chức quy mô hơn; thực hiện mặc trang phục truyền thống của đồng bào Tày gắn với lễ hội, giữ cái nét riêng nét độc đáo và cái văn hóa của vùng đất này để thu hút được các du khách và xây dựng Nghĩa Đô thành vùng văn hóa của truyền thống, thực sự xanh sạch, đẹp, ngon và hay để thu hút du khách.
Nghệ nhân văn hóa dân gian Ma Thanh Sợi đánh trống khai hội
Nghệ nhân văn hóa dân gian Ma Thanh Sợi đánh trống khai hội.
Tham gia Lễ hội có 13 đội thi đến từ 13 thôn, bản trên địa bàn xã Nghĩa Đô. Từ sáng sớm các đội thi đã có mặt tại lò cốm ở bản Đon để thực hiện các khâu trong quy trình làm cốm truyền thống tại đây, như: tuốt lúa, rang cốm.. Những khóm lúa được chia nhỏ và đặt lên các vỉ đan bằng tre tươi, sau đó đặt lên miệng lò để làm cốm. Qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các chị, những khóm lúa được lật đi, lật lại liên tục đảm bảo cho hạt lúa nếp chín đều. Sau công đoạn rang cốm tại lò, các đội thi trở về nhà văn hóa bản Mường Kem tiến hành các công đoạn làm cốm như: giã cốm và sàng, sẩy vỏ trấu.
Lựa chọn những bông lúa nếp đảm bảo nhất để làm cốm
Lựa chọn những bông lúa nếp đảm bảo nhất để làm cốm.
Chị Ma Thị Giao, ở bản Nà Khương xã Nghĩa Đô từ khi 14, 15 tuổi đã được các bà, các mẹ dạy cho cách làm cốm. Từ đó đến nay, cứ đến vụ mùa về gia đình chị lại làm cốm để dâng lên tổ tiên.

Ông Hoàng Văn Nha, bản Hón, xã Nghĩa Đô cho biết: Để có được một mẻ cốm ngon, trước tiên cần phải có cái lò để sấy cốm, độ cao khoảng 70 cm, ở trên lò làm cái giá để sấy lúa. Muốn đảm bảo cốm dẻo và ngon thì phải có kỹ thuật sấy cốm và phải sấy đều, không chín quá, nếu chín quá thì cốm sẽ cứng. Khi làm cốm, ta phải vò rồi để cốm nguội lạnh rồi mới giã, nếu còn ấm ấm phải giã nhẹ nhàng, đảm bảo hạt cốm không bị dập nát. Sau khi giã cốm xong thì đem cốm sẩy thật sạch.
Lúa được chia thành những cum nhỏ và đặt lên những vỉ đan bằng tre tươi, sau đó đặt lên miệng lò được lật đi, lật lại liên tục, đảm bảo cho hạt lúa nếp được chín đều (3)
 
Những khóm lúa được chia thành những cum nhỏ và đặt lên những vỉ đan bằng tre tươi, sau đó đặt lên miệng lò được lật đi, lật lại liên tục, đảm bảo cho hạt lúa nếp được chín đều (1)
Những khóm lúa được chia thành những cum nhỏ và đặt lên những vỉ đan bằng tre tươi, sau đó đặt lên miệng lò được lật đi, lật lại liên tục, đảm bảo cho hạt lúa nếp được chín đều
Sau khi cốm được làm xong, hạt cốm sẽ được các đội thi bọc vào bằng lá chuối hoặc lá dong rừng xanh thành từng gói nhỏ. Từ cốm có thể chế biến ra nhiều món ăn như xôi cốm, bánh cốm, chả cốm… cùng với những món ăn đậm bản sắc văn hóa Tày, các đội thi sẽ bày vào mâm lễ. Ban giám khảo sẽ tiến hành chấm điểm của các đội thi.
Các đội thi giã cốm (3)
Thi giã cốm.
Kết thúc cuộc thi, các đại biểu cùng nhân dân và du khách thập phương tiến hành rước mâm lễ về Đền Nghĩa Đô làm lễ dâng hương để tạ ơn trời đất, thần linh, Thành hoàng làng đã ban cho con người dân mùa màng bội thu, cầu mong trời đất luôn mưa thuận gió hòa, gặp nhiều may mắn trong lao động, sản xuất. Kết quả hội thi sẽ được Ban tổ chức công bố và trao giải vào tối cùng ngày.
Các cháu thiếu nhi xã Nghĩa Đô hướng dẫn tham gia công đoạn làm cốm
Các cháu thiếu nhi xã Nghĩa Đô được hướng dẫn tham gia công đoạn làm cốm.
Sàng sảy để cho hạt cốm sạch và xanh
Sàng sảy để cho hạt cốm sạch và xanh.
Hội thi làm cốm trong Lễ hội cốm xã Nghĩa Đô năm 2022, đã tạo ra không khi vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, đồng thời, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống người Tày, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn. Qua đó, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô.
Đông dảo nhân dân và du khách tới tham gia Lễ hội Cốm xã Nghĩa Đô năm 2022
Đông dảo nhân dân và du khách tới tham gia Lễ hội Cốm xã Nghĩa Đô năm 2022.
 
Gói cốm
Gói cốm bằng lá chuối, lá dong.
Các đội thi bày mâm lễ (7)
Các đội thi bày mâm lễ (1)
 
Các đội thi bày mâm lễ (3)
Các đội thi bày mâm lễ.
Đại biểu và du khách tham quan các mâm lễ
Đại biểu và du khách tham quan các mâm lễ.
Ban giám khảo chấm thi các mâm lễ
Ban giám khảo chấm thi các mâm lễ.
Dâng mâm lễ tại đền Nghĩa Đô
Dâng mâm lễ tại đền Nghĩa Đô.


 

Tác giả bài viết: Trọng Điểm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây