Trung tâm VH, TT - TT Bảo Yên

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực - Huyện ủy Nguyễn Xuân Nhẫn làm việc với các hộ nuôi các tầm, xã Phúc Khánh

Thứ sáu - 21/04/2023 06:05
Ngày 20/4, Tại Nhà văn hóa thôn Trĩ Trong, xã Phúc Khánh, Đồng chí Nguyễn Xuân Nhẫn - Phó bí thư Thường trực Huyện ủy đã có buổi làm việc với các hộ nuôi cá tầm, xã Phúc Khánh để nắm bắt tình hình, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển nuôi cá tầm. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Phòng Nông nghiệp; Hội Nông dân, Hội LHPN huyện, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp; cấp ủy, chính quyền xã Phúc Khánh.
anh tin bai
Các đại biểu lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ nuôi các tầm

Hiện nay, trên địa bàn xã Phúc Khánh có 16 hộ nuôi cá tầm tại 3 thôn với 44 bể nuôi, diện tích khoảng 1.200m3 - 1.300m3, chủ yếu là giống cá Tầm lai được nhập từ Sa Pa, Lai Châu. Hiện cá được đánh giá phát triển nhanh, chất lượng cá được người tiêu dùng đánh giá cao, thị trường tiêu thụ tốt, có giá trung bình 150.000- 170.000đ/kg đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho các hộ nuôi.

 
anh tin bai
Thực tế các hộ nuôi cá tầm.

Tại buổi làm việc, các hộ dân đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển nuôi cá tầm như: chưa được tiếp cận kỹ thuật nuôi cá, cách nhận biết các mầm bệnh, phòng bệnh; đặc biệt, do các hộ nuôi tự phát nên chưa có sự liên kết với nhau dẫn đến nguồn giống, đầu ra không tập trung, nguồn giống không đồng bộ. Đặc biệt, các hộ không có sự thống nhất với nhau nên nguồn nước phân bổ về các bể nuôi của các hộ nơi thừa, nơi thiếu;… Cùng với đó, các hộ chăn nuôi cũng khẳng định, cá phát triển nhanh, chất lượng cá được thị trường tiêu thụ đánh giá cao, nuôi cá tầm mang lại thu nhập cao.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ - Nguyễn Xuân Nhẫn biểu dương tinh thần “dám nghĩ, dám làm” tiên phong đi đầu trong phát triển kinh tế mới của các hộ dân. Đồng thời, đồng chí cũng chỉ ra những thuận lợi, rủi ro khi phát triển nuôi cá tầm theo hướng tự phát như hiện nay. Từ đó, đề nghị các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cùng vào cuộc định hướng cho người dân đảm bảo phát triển bền vững: Đưa vào quy hoạch cụ thể vùng nuôi; thành lập tổ, nhóm, hợp tác xã; mở lớp huấn kỹ thuật nuôi cá tầm; liên kết đầu vào, đầu ra ổn định và chất lượng; hỗ trợ các hộ có nhu cầu vay vốn; Khảo sát lại nguồn nước đảm bảo chăn nuôi bền vững,… tiến tới xây dựng sản phẩm “Cá Tầm Phúc Khánh”.

Tác giả bài viết: Bích Quyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây