Sáng ngày 02/8/2023 trạm y tế xã Lương Sơn nhận được thông tin, tại thôn Lương Hải, xã Lương Sơn có thai phụ sinh con tại nhà, ngay sau khi nhận được thông tin cán bộ Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế xã xuống thăm sản phụ Vừ Thị Sách để thăm khám, chăm sóc tuần đầu sau sinh cho sản phụ và trẻ sơ sinh, qua thăm khám sản phụ: huyết áp, nhiệt độ bình thường, da, niêm mạc hồng, sản dịch bình thường; trẻ sơ sinh nặng 3000g, chưa phát hiện di tật, bất thường ở trẻ, da, niêm mạc hồng, nghe tim, phổi chưa phát hiện bất thường, cuống rốn bình thường. Sau khi thăm khám cho hai mẹ con, viên chức Trung tâm Y tế, trạm y tế tư vấn và tiêm vắc xin Viêm gan B 24h đầu sau sinh cho trẻ, đồng thời hướng dẫn sản phụ cách vệ sinh cá nhân, theo dõi sản dịch, hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc, vệ sinh cho trẻ, cho trẻ bú mẹ để kích sữa về.
Qua khai thác thông tin từ gia đình sản phụ, ngày 01/8/2023 vừa qua, sản phụ Vừ Thị Sách 19 tuổi ở xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên tự sinh con tại nhà được mẹ chồng đỡ đẻ. Qua thăm hỏi chồng của sản phụ sao không cho vợ ra trạm y tế xã, hay bệnh viện để đẻ, anh chồng bẽn lẽn trả lời “đợi vợ có dấu hiệu đau bụng thì mới cho đi bệnh viện, vì hai cháu đầu đều đau bụng mất 1 đến 2 ngày không đẻ được phải sinh mổ tại bệnh viện, vì chủ quan nên lần này đến lúc vợ đau bụng vỡ ối thì đầu em bé đã thò ra nên không kịp đưa đi viện” khoảng 11 giờ ngày 01/8/2023 sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ, gia đình chưa kịp đưa sản phụ đi viện thì sản phụ đã có dấu hiệu sinh thường. Trong quá trình chuyển dạ sản phụ sinh thường một bé gái, sau sinh trẻ khóc ngay, bà mẹ chồng lấy kéo sinh hoạt của gia đình tự cắt rốn cho cháu, trẻ đẻ ra có phản ứng bú mẹ, sản phụ sau sinh không có dấu hiệu chảy máu ồ ạt bất thường nên gia đình không đưa 2 mẹ con ra trạm y tế. “Mặc dù trong khi sản phụ tự sinh tại nhà không gặp tai biến sản khoa, trạm y tế cũng đã kịp thời chăm sóc sau sinh, tiêm phòng vắc xin Viêm gan B trong 24h đầu sau sinh, nhưng điều đáng lo ngại của việc sinh con tại nhà là mắc các biến chứng đặc biệt là bệnh uốn ván sơ sinh, vì dụng cụ để cắt rốn cho trẻ là kéo sinh hoạt của gia đình, không được tiệt trùng khi cắt rốn”. Bệnh uốn ván có thể xuất hiện do các tập quán không tốt của người dân. Ví dụ như đồng bào vùng cao thường nuôi nhốt vật nuôi ở gần nhà. Trẻ sơ sinh bị uốn ván là do nha bào uốn ván có trong ruột và phân gia súc xâm nhập qua dây rốn, vì cắt rốn bằng những dụng cụ không vô khuẩn như kéo, dao, dây lạt… hoặc sau khi sinh trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ, tay người đỡ đẻ không sạch khuẩn, người mẹ khi mang thai không tiêm phòng uốn ván. Uốn ván ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm vì dễ dẫn đến tử vong. Hiện nay vẫn còn một số trường hợp sinh con tại nhà (lý do trở dạ bất ngờ không kịp đến cơ sở y tế) như trường hợp trên của sản phụ Sách. Tuy nhiên trường hợp của chị đã được Trạm y tế nắm bắt tình hình sớm, cán bộ y tế, nhân viên y tế thôn đã có mặt kịp thời để thực hiện chăm sóc sau sinh cho sản phụ và trẻ sơ sinh.
Nguồn tin: https://baoyen.laocai.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn