Dự Lễ ra mắt có cán bộ Hội LHPN huyện, cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể xã Phúc Khánh và đông đảo hội viên phụ nữ, nhân dân thôn Đầm Rụng.
Ra mắt mô hình Dân vận khéo thôn Đầm Rụng, xã Phúc Khánh
Tham gia mô hình “Dân vận khéo” thôn Đầm Rụng gồm có 42 thành viên là hội viên chi hội phụ nữ Đầm Rụng, xã Phúc Khánh. Mô hình hoạt động dưới sự quản lý chỉ đạo của Hội liệp hiệp phụ nữ xã Phúc Khánh, cấp ủy, chính quyền xã Phúc Khánh. Mô hình hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau cùng có lợi, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Các thành viên tham gia mô hình luôn chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động của mô hình.
Các hoạt động của mô hình gồm: Thực hiện tiêu chí vệ sinh môi trường: (1) Nhà ở: Giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; Có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Sử dụng nước hợp vệ sinh và có nước sạch trong sinh hoạt; Có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. (2) Nhà bếp: Nơi đun nấu luôn sạch sẽ, hợp lý; các dụng cụ nấu ăn, đồ đựng thức ăn, bát đũa…luôn sạch sẽ, vệ sinh; sử dụng nguồn nước sạch, thực hiện ăn chín, uống sôi. Đảm bảo an toàn thực phẩm: Không sử dụng chất cấm, hoá chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt và chăn nuôi. Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong trồng trọt theo đúng quy chuẩn. Thu dọn chai, lọ, vỏ bao đựng phân bón và thuốc trừ sâu sau khi sử dụng, đem tiêu huỷ tại nơi quy định. Trồng trọt và thu hoạch rau, củ, quả đảm bảo an toàn; Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Có chạn, tủ bếp để cất giữ thức ăn. Sử dụng thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến, sử dụng thức ăn.(3)Vườn: Mỗi gia đình có một vườn rau cung cấp đủ rau ăn hàng ngày, có nhiều loại rau trong vườn theo mùa vụ, vườn được rào cẩn thận bằng tre, nứa, xây tường bao. Không sử dụng phân tươi, các hóa chất độc hại trong chăm sóc rau. Tổ chức chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt, cá... cung cấp chất đạm, chất béo cho gia đình. Không thả rông gia súc, chuồng trại sạch sẽ. Thực hiện sản xuất, kinh doanh, chế biến và cung cấp thực phẩm an toàn cho gia đình. (4) Đường ngõ: Xung quanh nơi ở và đường vào gia đình luôn thoáng đãng, sạch sẽ, không lầy lội; Chất thải, nước thải được thu gom, mỗi gia đình có ít nhất 1 hố đựng rác. Đoàn kết giúp đỡ các thành viên trong mô hình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thường xuyên phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, nạo vét các điểm sạt có khối lượng nhỏ. (5) Chuồng trại: Không thả rông gia súc, chuồng trại sạch sẽ. (6) Nhà tiêu hợp vệ sinh: Nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu bảo đảm ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng. Có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh và không phát sinh mùi hôi thối, không gây ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước, đất và không khí.
Cùng với đó, các thành viên thực hiện quy chế và các quy định của mô hình; Tham gia gây “Quỹ tiết kiệm” để hỗ trợ duy trì, phát triển mô hình (gây quỹ bằng hiện vật như ngô, thóc, quy ra tiền mặt mỗi tháng từ 20.000 – 30.000đ/ hộ/tháng).
Việc ra mắt mô hình, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của cán bộ, hội viên phụ nữ, cộng đồng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây là bước đột phá, nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của cán bộ, hội viên, gắn với giữ gìn vệ sinh môi trường tại cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM ở địa phương.
Tác giả bài viết: Bích Quyên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn