Những năm qua, huyện Bảo Yên đã thực hiện cơ cấu cây trồng rừng sản xuất chủ yếu là những loài cây sinh trưởng nhanh, có năng suất cao, đang được trồng rộng rãi tại địa phương như: quế, mỡ, bồ đề, keo. Riêng cây quế đã được Nhân dân trồng từ lâu, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho sản phẩm chất lượng và mang lại giá trị kinh tế cao. Đến nay, toàn huyện đã có trên 25.000ha với gần 20.000 hộ trồng Quế, chiếm trên 90% dân số Bảo Yên, là địa phương có diện tích Quế đứng thứ 2 toàn quốc, sau huyện Văn Yên – Yên Bái. Mục tiêu của Bảo Yên đến 2030, toàn huyện sẽ có khoảng 30.000ha cây Quế trong đó phấn đấu xây dựng 15.000ha Quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế. Thông qua việc triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển rừng, huyện Bảo Yên cơ bản đã hình thành các vùng rừng trồng chuyên canh, tập trung phục vụ cho chế biến trong và ngoài tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho định hướng phát triển thị trường Carbon tại địa phương; qua đó cải thiện sinh kế cho người dân, góp phần nâng cao năng suất rừng trồng, bảo vệ bền vững tài nguyên rừng.
Đoàn công tác của huyện Bảo Yên tham gia học tập kinh nghiệm về phương thức chi trả tín chỉ cacbon rừng tại Vườn quốc gia phong nha kẻ bàng tỉnh Quảng Bình.
Với những ưu thế này, Bảo Yên sẽ có nhiều lợi ích khi tham gia thị trường kinh doanh tín chỉ carbon. Cụ thể, về kinh tế, giao dịch tín chỉ carbon sẽ đem lại nguồn thu bổ sung bằng ngoại tệ cho việc bảo vệ và trồng rừng, tăng cường độ che phủ, bảo tồn và gìn giữ tài nguyên rừng; góp phần tăng ngân sách địa phương, tăng thu nhập của người trồng rừng và bảo vệ rừng.
Về môi trường, sẽ giảm phát thải khí nhà kính góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu; đồng thời nâng cao chất lượng của hoạt động bảo vệ rừng và trồng rừng trên địa bàn huyện thông qua việc hình thành, đưa vào hoạt động hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra cấp dự án. Vì vậy, Bảo Yên đã đưa ra mục tiêu là địa phương đầu tiên thực hiện tín chỉ carbon khi tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện. Phát triển thị trường carbon rừng góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đồng thời giúp người dân dần từ bỏ thói quen xâm hại rừng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
Để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế từ rừng huyện Bảo Yên đã chủ động thành lập các đoàn tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm về phương thức thực hiện chi trả tín chỉ carbon rừng tại tỉnh Quảng Bình.
Đồng chí Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy tại buổi học tập kinh nghiệm Tại Vườn quốc gia Phong nha kẻ bàng.
Quảng Bình có diện tích rừng 486.688 ha, phần lớn là rừng tự nhiên. Độ che phủ rừng đạt gần 67,4%, đứng thứ 2 trong cả nước về độ che phủ rừng, chỉ sau tỉnh Bắc Cạn. Rừng có trữ lượng gỗ cao và có nhiều loài động thực vật quý hiếm. Phần lớn diện tích đồi núi Quảng Bình nằm trong vùng sinh thái Bắc rường Sơn, là nơi có khu hệ động vật, thực vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm, đặc trưng điển hình cho mẫu hình bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học là vùng kast Phong Nha - Kẻ Bàng (PN-KB) và vùng đất thấp thuộc Khu vực Động Châu - Khe Nước Trong. Lần đầu tiên và bắt đầu từ năm 2023, tỉnh Quảng Bình cùng 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhận được nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng. Riêng năm 2023, Quảng Bình được nhận 82,4 tỷ đồng (cao thứ 2 trong 6 tỉnh của khu vực).
Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong nha Kẻ Bàng ở Quảng Bình có kiểu rừng độc nhất không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên trái đất là rừng nhiệt đới thường xanh chủ yếu cây lá kim với ưu thế loài bách xanh núi đá Calocedrus rupestris và dưới tán là các loài Lan hài Paphiopedilum spp. phân bố trên núi đá vôi ở độ cao trên 700 - 1.000m. Ngoài ra, Vườn quốc gia còn có 15 kiểu rừng được xác định đã đem lại tính đa dạng cho các hệ sinh thái, trong đó kiểu rừng thường xanh trên núi đá vôi được xem là có tầm quan trọng quốc tế.
Đồng chí Nguyễn Văn Nhất, Phó chủ tịch UBND huyện báo cáo khái quát thế mạnh phát triển rừng của Bảo Yên.
Vì vậy Bảo Yên đã đưa ra mục tiêu là địa phương đầu tiên thực hiện tín chỉ carbon khi tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện. Phát triển thị trường carbon rừng góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đồng thời giúp người dân dần từ bỏ thói quen xâm hại rừng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
Tín chỉ carbon là giấy phép cho phép mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh phát thải khí CO2. Mỗi tín chỉ carbon được xác nhận là 1 tấn CO2 , hoặc 1 tấn khí nhà kính khác quy đổi ra 1 tấn CO2 , gọi chung là 1 tấn CO2 (viết tắt là CO2e). Tín chỉ carbon rừng được xác định từ lượng CO2 hoặc CO2e được tạo ra từ hoạt động REDD+. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2 , ra tín chỉ carbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính thông qua REDD+. Tín chỉ carbon cũng được xem là một loại mặt hàng mới được tạo ra khi thực hiện các hoạt động cắt giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính…
Tác giả bài viết: Thu Dịu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn