Trung tâm VH, TT - TT Bảo Yên
Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc Khánh 2-9

Bảo Yên bàn giải pháp thúc đẩy liên kết sản xuất ngành hàng chủ lực Chè, Dâu tằm

Thứ hai - 30/10/2023 20:01
Chiều ngày 30/10, Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp hàng hóa (NNHH) huyện Bảo Yên tổ chức hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy liên kết sản xuất ngành hàng chủ lực Chè, Dâu tằm. Đồng chí Nguyễn Xuân Nhẫn - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, Phó trưởng Ban chỉ đạo sản xuất NNHN huyện, đồng chí Nguyễn Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND huyện đồng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có lãnh đạo các Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai; lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Mường Khương, UBND các xã, thị trấn; đại diện các Doanh nghiệp, HTX, hộ dân sản xuất Chè, Dâu tằm trên địa bàn huyện.

anh tin bai

Quang cảnh hội nghị 

anh tin bai

Các đồng chí lãnh đạo huyện Bảo Yên chủ trì hội nghị.

Cây Chè, Dâu tằm được huyện Bảo Yên xác định là các cây trồng chủ lực của huyện, nằm trong định hướng phát triển theo kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU về chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025, có vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định và cải thiện đời sống của người dân. Huyện đã hình thành được vùng sản xuất Chè tập trung, phù hợp với quy hoạch, có nhà máy chế biến đảm bảo chất lượng là đơn vị đầu tiên sản xuất chè Olong của tỉnh với sản lượng lớn; Năm 2020, Vùng sản xuất Dâu tằm trên địa bàn huyện đã đạt 240 ha/600 hộ tập trung tại các xã Minh Tân, Việt Tiến, Nghĩa Đô, Cam Cọn, Kim Sơn… và đem lại thu nhập khoảng 200 triệu/ha/năm cho người dân. 

anh tin bai

Người dân trồng chè đề xuất kiến nghị

anh tin bai

Lãnh đạo Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật đưa ra các biện pháp xử lý một số sâu bệnh hại trên cây dâu và con tằm

anh tin bai

Đại diện HTX nấm Tam Đảo phát biểu thảo luận tại hội nghị

Hiện toàn huyện có tổng diện tích chè: 565,5 ha, trong đó, diện tích chè chất lượng cao đạt 420 ha, chiếm 74,3% cơ cấu giống chè toàn huyện, chè Trung du đạt 145,5 ha, chiếm 25,7%; Diện tích chè trồng mới, khôi phục năm 2023 đạt 6,5 ha (5 ha trồng mới tại Nghĩa Đô; 1,5 ha khôi phục tại xã Yên Sơn). Hiện tại chè đang giai đoạn thu hoạch, năng suất trung bình ước đạt 6 tấn/ha; sản lượng chè búp tươi năm 2023 ước đạt 3.300 tấn búp tươi. Dự kiến, hết năm 2023 trồng mới thêm 20 ha/58 hộ tại xã Lương Sơn, Xuân Hòa, Phúc Khánh, khôi phục thêm 10,3 ha tại các xã Tân Tiến, Yên Sơn, Xuân Hòa… lũy kế trồng mới và khôi phục trong năm 2023 đạt 30 ha; thâm canh, cải tạo thêm 30 ha (Tân Dương, Xuân Hòa, Lương Sơn) trồng Mắc ca xen chè. 

Toàn huyện hiện có đạt 16,3 ha cây dâu tằm (giảm 223,7 ha so với năm 2020). Toàn bộ diện tích sử dụng giống dâu lai Quế ưu 2, qua theo dõi cây dâu thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện, năng suất đạt trung bình từ 35 - 40 tấn lá/ha. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang thực hiện ươm giống cây dâu F1 GQ2 với diện tích gieo ươm 6,5 sào (4,5 sào tại xã Việt Tiến, 2 sào tại xã Kim Sơn).

Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc phát triển chuỗi giá trị Chè, Dâu còn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của huyện. Nhiều diện tích Chè trồng xen Quế mật độ cao, do đó Chè phát triển chậm, kém chất lượng hiệu quả không cao. Chưa có chế tài xử phạt việc trồng cây quế xen chè, công tác di dời quế ra khỏi nương chè còn chậm, chưa hiệu quả; Sản phẩm chè xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, mục đích làm nguyên liệu đầu vào cho các đơn vị chế biến thứ cấp do vậy giá trị kinh tế chưa cao; Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn hẹp (đang tập trung ở những nước không đòi hỏi chất lượng cao). Những thị trường tiêu thụ lớn tạo giá trị cao chưa được khai thác do tiêu chuẩn chất lượng cao, khắt khe. Đây là rào cản lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm Chè ở Bảo Yên. Đất đai trồng dâu chưa được quy hoạch riêng biệt gây khó khăn trong việc quản lý chất lượng lá dâu; Về đầu tư cơ sở vật chất, công cụ dụng cụ cho việc nuôi tằm còn hạn chế, đa số các hộ tận dụng nhà ở cũ, dưới gầm nhà sàn hoặc nhà bếp... để nuôi tằm, do vậy trong quá trình nuôi dễ phát sinh bệnh cho tằm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng kén.

Tại hội nghị đại biểu, các hộ dân trực tiếp trồng chè, trồng dâu nuôi tằm đã tập trung thảo luận nêu lên khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời đề xuất kiến nghị để ngành hàng chè, trồng dâu nuôi tằm duy trì và phát triển liên kết sản xuất bền vững: như giá thu mua chè thấp, thời gian thu mua chè ít, huyện cần có cơ chế chính sách hỗ trợ người dân trồng chè, do giá thấp nên nhiều hộ dân không còn mặn mà với cây chè, nhất là việc doanh nghiệp nợ tiền thu mua chè của người dân….Đại diện Công ty, doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm liên kết sản xuất chè, dâu tằm hiệu quả, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, chi cục chăn nuôi thủy sản hướng dẫn các biện pháp xử lý một số sâu bệnh hại trên cây dâu và con tằm…

anh tin bai

Đồng chí Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Bảo Yên phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Nhẫn - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, Phó trưởng Ban chỉ đạo sản xuất NNHN huyện khẳng định quan điểm của huyện Bảo Yên mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng địa phương quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu đó là duy trì liên kết có hiệu quả ngành hàng chủ lực của huyện. Để ngành hàng Chè, Dâu tằm của Bảo Yên phát triển bền vững và hiệu quả đồng chí đề nghị UBND các xã trong vùng quy hoạch trồng Chè, Dâu tằm: Tập trung chỉ đạo khôi phục diện tích đối với những diện tích bị bỏ không chăm sóc, chặt bỏ còn gốc, diện tích trồng xen Quế… Đảm bảo duy trì và phát triển diện tích theo kế hoạch; Nghiên cứu thành lập các Hợp tác xã, THT sản xuất Chè, Dâu tằm làm trung gian kết nối giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp trong thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để vừa bảo đảm tốt hơn quyền lợi của cả người dân và doanh nghiệp, vừa tạo liên kết sản xuất ổn định, bền vững…

Tác giả bài viết: Thu Dịu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây