Lễ dâng Trâu tại lễ hội.
Theo sử sách ghi lại: Nghĩa Đô xưa là một thung lũng rộng lớn, đất rừng trù phú, được bao quanh bởi suối, tạo nên phong cảnh trùng điệp yên bình. Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nơi đây có tên gọi là “Mường Khuông” về sau đổi tên là “Mường Nghĩa Đô” gắn với sự kiện hình thành "Đền Nghĩa Đô", ngày 14 tháng 7 năm Canh Tuất, năm Tự Đức thứ ba (1850), tên Nghĩa Đô sinh ra từ ngày ấy, mang mãi cho đến nay. Nơi đây là địa bàn khá rộng lớn, dân số chủ yếu là người Tày. Người Tày chọn những mảnh đất bằng phẳng để lập làng và cư trú mật tập, quây quần tạo nên tập quán mang bản sắc riêng của vùng.
Tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội
Nghệ nhân Dân gian Ma Thanh Sợi đánh trống khai hội Đền Nghĩa Đô
Tại vùng đất Mường Luông (Nghĩa Đô), anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật (các Chúa Bầu) cùng một số tướng công họ Vũ và tướng lĩnh trong vùng đã cho xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ thành Nghị Lang từ xa; tổ chức khai khẩn phục vụ sản xuất quân lương tại chỗ nuôi quân, mở mang phát triển vùng đất này, đặc biệt các Chúa Bầu cho phép quân binh người miền xuôi hòa nhập với người bản địa, để làm thế đồn trú lâu bền trên miền biên ải. Sau khi mất đi, người dân nơi đây lập đền thờ các Ông cùng tướng lĩnh. Bắt nguồn từ nhân vật được thờ tại đền Trung Đô là Gia quốc công Vũ Văn Mật, người dân Nghĩa Đô cất công đi xin chân nhang của đền Trung Đô về lập đền thờ tại Nghĩa Đô. Ngôi đền xưa được nhân dân xây dựng trong bốn tháng theo kiểu 3 gian 2 chái, 5 hàng chân cột kê trên các hòn đá tảng, rộng và khang trang, ngôi đền tọa lạc ở ven cánh đồng Pác Khuổi (phía chân núi Pú Chè, nay là bản Nà Đình của xã Nghĩa Đô). Đường vào đền rộng và thẳng tắp từ bờ ngòi Nặm Luông vào tới sân đền. Nhân dân chọn ngày 14/7 làm lễ khánh thành, rước thánh vào thờ trong nhà đền và đến nay là ngày tổ chức lễ hội của Đền. Trải qua thời gian, thăng trầm của lịch sử, tác động của tự nhiên, do xây dụng bằng gỗ do đó ngồi đền bị hư hỏng và đến năm 2018 chỉ còn lại một số dấu tích của nền móng, đá kê chân tảng. Đền Nghĩa Đô được UBND tỉnh Lào Cai quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa năm 2016 tại Quyết định số 4634/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 về việc xếp hạng phế tích Đền Nghĩa Đô là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo, sự phối hợp giúp đỡ của các sở, ban ngành của tỉnh và huyện, sự đồng thuận của chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nghĩa Đô, lòng hảo tâm công đức của các tổ chức, cá nhân, dự án trùng tu, tôn tạo di tích Đền Nghĩa Đô đã được khởi công xây dựng từ năm 2018. Hiện nay, trên địa bàn huyện Bảo Yên có 11 di tích, danh thắng đã được các cấp xếp hạng, riêng xã Nghĩa Đô có 2 di tích và 1 điểm du lịch cấp tỉnh.
Lãnh đạo huyện Bảo Yên, xã Nghĩa Đô dâng lễ, Thắp hương tại Đền Nghĩa Đô
Lễ hội đền Nghĩa Đô được tổ chức thường niên diễn ra vào ngày 14 tháng 7 (âm lịch), nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các chúa Bầu, cách đây hàng trăm năm đã tới vùng đất Nghĩa Đô lập căn cứ, đánh đuổi giặc xâm lược, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân, mở mang phát triển vùng đất này. Sau lễ rước trâu vô cùng đặc sắc, các đại biểu, người dân và du khách thập phương đã được tham gia phần rước kiệu và dâng hương tại đền Nghĩa Đô theo phong tục, văn hóa người dân tộc Tày (người chiếm đa phần dân số tại đây). Dịp này, người dân các thôn, bản cũng thành tâm sắp lễ, dâng hương tưởng nhớ các vị tướng quân và cầu mong mọi việc gia đình, làng bản đều hanh thông, “thuận buồm, xuôi gió”.
Cuộc thi ẩm thực trong chương trình Lễ hội
Sau phần lễ phần hội được tổ chức tưng bừng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian như thi bịt mắt bắt vịt, kéo co, đi cà kheo tạo không khí thi đua vui tươi phấn khởi trong nhân dân trên địa bàn.
Tác giả bài viết: Minh Huyền - Hoàng Huy
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn